Truyện kể Hâykê – Lời nói đầu

Vài lời của người đánh máy:

Truyện kể Hâykê là một tác phẩm quan trọng của nền văn học cổ Nhật Bản. Bản in mình có trong tay được xuất bản từ năm 1989 và chưa bao giờ được tái bản tại VN. Mình quyết định đánh máy truyện này hoàn toàn không có mục đích gì đặc biệt, chỉ là muốn chia sẻ cùng những người muốn mà chưa được đọc tác phẩm này thôi.

Truyện bắt đầu được đánh máy từ tháng 10/2008 nhưng tiến độ rất chậm, từng được up trên 3 trang acc.net, vnsharing.net, vnthuquan.com, nhưng acc.net hiện nay đã chết, vnsharing m ko biết chuyện gì đã xảy ra nhưng ko tìm thấy topic nữa còn vnthuquan hiện đã bị chặn ở VN. Đặt đâu cũng chẳng an toàn nữa đành đem về blog này vậy =_=

Tốc độ post truyện khá chậm và nhiều khi m quên ko post, nhưng mà từ 2008 đến giờ m vẫn đang tiếp tục type nên có thể yên tâm chậm nhưng mà không drop. Bạn nào thực sự có ý muốn giúp đỡ m thì add ym của mình lại: lazy_catmoon – chỉ add nếu bạn thật sự muốn làm nhé, đợt trước m tìm người giúp thấy 4,5 người nhận file ảnh rồi mất tích luôn nản lắm =_=

—-

The Tale of the Heike

Heike Monogatari

Volume 1

Book 1-6

Translated by: Hiroshi Kitagawa, Bruce T.Tsuchida

With a foreword by Edward Seidensticker

University of Tokyo Press

Supported by the Toyota foundation

Japan – Tokyo

 

Truyện kể Hâykê (Nhật Bản)

Tập I (Cuốn 1 đến cuốn 6)

Nhà xuất bản Khoa học xã hội Việt Nam

Hà Nội – 1989

LỜI NÓI ĐẦU

Truyện về dòng họ Hâykê xảy ra vào nửa cuối thế kỷ 12, vào đỉnh cao của những cuộc loạn lạc, đã chấm dứt quyền bá chủ của dòng họ Fugioara và thời đại Hâyan, các phe phái trong triều đình tìm cách có tiếng nói của mình thông qua các bộ tộc quân sự ở các tỉnh, và lúc này họ bắt đầu hiểu rằng người chiến thắng thực sự ơhair là bộ tộc mạnh nhất. Hai cuốn sử biên niên ngắn hơn trước đó là cuốn Truyện kể về Hôghên và Truyện kể về Hâygi, đã mô tả những cuộc xung đột vũ trang vào năm 1156 và 1159, từ những cuộc xung đột đó, bộ tộc Taira, hay còn gọi là Hâykê, đã toàn thắng. Năm 1167 Taira Kiyômôri, tộc trưởng, trở thành Tể tướng. Năm 1181  Kiyômôri chết. Sau đó dòng họ Hâykê sa sút nhanh chóng, và đến năm 1185, bộ tộc này đã bị bộ tộc Minamôtô, hay còn gọi là Ghêngi, tiêu diệt gần sạch ở trận Đan-nô-u-ra.

Câu chuyện về niềm vinh quang ngắn ngủi, sớm nở tối tàn của dòng họ Hâykê giống như một câu chuyện răn dạy bất tuyệt về tính phù du của sự vật, về bài học rút ra từ tiếng chuông của đền thờ Ghiôn và từ sắc thắm của những bông hoa bồ đề trong đoạn mở đầu rất nổi tiếng của truyện kể Hâykê. Không có một thập truyện nào lại kích thích được trí tưởng tượng của người Nhật bằng những truyền thuyết và sự kện về Ghempây (chữ ghép của hai dòng họ Gheengi và Hâykê). Đây là nguồn quan trọng duy nhất cho các vở kịch Nô, các nhân vật Ghempây nổi bật trong các sân khấu Kabuki múa rối, cũng như trong phim ảnh, và trong những năm sau một nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng kể lại cốt truyện này đã được làm phong phúc thêm qua nhiều thế kỷ, đã làm cho số lượng xuất bản của một tờ tuần báo lên vài lần, và như dân gian thường nói, tăng giá giấy một cách giả tạo.

Truyện về dòng họ Hâykê, liên quan chủ yếu tới việc sụp đổ của dòng họ Hâykê. Một vài mẩu chuyện trước thời kỳ đó (như cái chết của hoàng đế Nôgiô trong Cuốn 1 chẳng hạn) tiếp theo ngay việc dòng họ Hâykê chuẩn bị lên nắm quyền, nhưng phần lớn câu chuyện đề cập tới ba hoặc bốn năm trước khi Kiyômôri qua đời và quãng thời gian giữa sự kiện đó, cùng trận Đan-nô-u-ra. Cuốn sách cuối cùng, Cuốn 12, kết thúc bằng việc xử tử hình Rôkudai, người cháu nội đích tôn của Kiyômôri và cũng là người tộc trưởng cuối cùng của bộ tộc Hâykê, vào khoảng những năm cuối cùng của thế kỷ 12; và một cuốn phụ bản mô tả những năm cuối cùng của hoàng hậu Kênrâymôn-In của triều đại Hâykê và kết thúc bằng cái chết của bà năm 1191, theo như gia phả của dòng họ Hâykê. Nhưng thật ra, nhiều người cho rằng đó là năm 1213.

Về nguồn gốc tác giả và việc soạn cốt truyện Hâykê, tất cả hầu như vẫn còn là một điều bí ản, chỉ sau trận Đan-nô-u-ra một thế kỷ rưỡi mới có một bài miêu tả rõ ràng nhất, và ít nhất là một thế kỷ sau sự kiện ấy mới có người soạn ra cốt truyện này. Chính trong 226 chi tiết nhỏ đã dựng nên “Những bài tiểu luận viết khi nhàn rỗi” của Yôsida Kênđô, những chi tiết đó được tập hợp vào khoảng những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 14. Kênđô cho chúng ta biết rằng một quan chức nhỏ tên là Yukinaga đã được sự bảo trợ của Gichin, một nhà sư nổi tiếng cuối thời kỳ Hâyan, đầu thời kỳ Kamakura, và theo lệnh của nhà sư này mà ông ta dựng lại truyện Hâykê, rồi dạy lại cho một nhà sư mù tên là Sôbưchư, có thể là nhà sư này đã kể truyền miệng lại cho nhiều người.

Về niên đại cũng có vẻ chưa chính xác. Có một bằng chứng có tính tư liệu là một viên quan tên là Yukinaga sống ở thế kỷ 13. Và hình như những câu chuyện về các cuộc chiến tranh Ghem-pây xảy ra lòng vòng trong những thập kỷ sau trận Đan-nô-u-ra. Vậy theo Kênkô đã mô tả vắn tắt thì đâu là quá trình thực sự xảy ra sự việc? Ở đây có vẻ như có một lý do bắt buộc nào đó phải chấp nhận sự mô tả của Kênkô như là một sự gần đúng lờ mờ với thực tế. Lịch sử của triều đại Hâykê ghi trong văn bản thì cực kỳ phức tạp, mà điều phức tạp oái oăm nhất là giải quyết mối quan hệ giữa truyền miệng với tài liệu ghi chép sử. Rất có thể là, một bản viết tay thực tế là ghi lại những điều một nhà sư mù nhớ lại, và ông ta trở thành người tiền bối tinh thần và nghệ sĩ của những nhà sư mù khác, mà trong những thế kỷ còn lại của nước Nhật trước thời hiện đại, vẫn kiếm sống bằng nghề kể chuyện; và cũng rất có thể là vào khoảng đầu thế kỷ 13.

Chắc chắn là ít nhất có hai trường dạy thơ ca Hâykê (nếu có thể gọi như vậy) đã xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 14, và một người mù kể chuyện Hâykê tên là Kakuichi, cai quản một trong hai trường đó và chết năm 1371, đã cống hiến những năm cuối đời viết ra một bản cuối cùng cho hậu thế. Bản của kakuichi, mặc dù không còn tồn tại, đã trở thành bản mẫu cho các bản được lưu truyền rộng rãi hơn trong các thế kỷ gần đây, kể cả bản mà chúng ta dùng để dịch này. Việc sử dụng các câu chuyện về hoàng hậu Kênrâymôn-In làm phụ bản là đặc điểm của các văn bản của Kakuichi. Vấn đề là, khi nào và tại sao nó lại tách khỏi Cuốn 12, cuốn này ngắn hơn nhiều so với độ dài trung bình của các cuốn khác, là một điều đã được tranh cãi nhiều, nhưng chưa có kết quả cuối cùng.

Chương đầu tiên mở đầu bằng tiếng chuông rung ở Ấn Độ, và chương cuối cùng, trong đó có cái chết của hoàng hậu Kênrâymôn-In, lại mở đầu bằng tiếng chuông bên ngoài Kyôtô. Giữa hay chương đó là một câu chuyện ngụ ngôn dài về cái có sinh có tử của muôn loài, lời sấm truyền của Phật mà người Nhật rất thích. Một cảm giác ngọt ngào – buồn tẻ của sự bất lực đã bao trùm tất cả, mà tôn giáo cũng như những người mộ đạo Phật hiện nay, cho rằng chúng ta chẳng làm được gì mấy cho bản thân và hãy nên tin vào một thế lực huyền bí.

Gắn với cái đó là thuyết nhân quả, Kiyômôri, con người của những chương đầu, đã tỏ ra ngạo nghễ và độc ác, hắn có tội với cả bộ tộc mình. Nếu tác giả, hoặc các tác giả, có thiện cảm hay đồng tình với dòng họ Hâykê hơn là với dòng họ Ghêngi, thì họ cũng không có thiện cảm với Kiyômôri, nguyên nhân của toàn bộ thảm họa. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một câu chuyện được kể để mua vui và để người kể chuyện kiếm miếng ăn, thì câu chuyện đó sẽ được tô vẽ thêm rất nhiều, và không ở đâu việc tô vẽ thêm thắt lại rõ nét hơn là trong việc kể lại chuyện Kiyômôri. Ông ta không thể là người đáng yêu, nhưng ông ta sẽ không xuất hiện trong chuyện Hâykê này nếu không được coi là một nhà chính khách. Hầu hết những công trình của ông ta nổi bật nhất là việc rời kinh đô trong Cuốn 5, đã gợi mở những khát vọng lớn lao vướt qua biển cả vươn ra thế giới bên ngoài. Yôritômô, tộc trưởng bộ tộc Ghêngi, đã rút về những căn cứ vở phía đông nước Nhật một khi ông ta đã dành thắng lợi hoàn toàn. Dù sao mục đích của câu chuyện này cũng không phải là nhằm đánh giá lịch sử một cách vô tư, mà là nhằm gây cảm xúc và giải trí.

Câu chuyện dài này có thể chia làm ba phần, tập trung vào Kiyômôri, vào Yôsinaka của dòng họ Ghêngi, người đã buộc dòng họ Hâykê phải rời bỏ kinh đô và đích thân mình chiến lấy; và cuối cùng là kể về Yôsichưnê, thiên tài quân sự của dòng họ Ghêngi, người đã hoàn thành việc tiêu diệt dòng họ Hâykê. Nên, với cách nhìn A-rít-xtôt, người ta xem xét câu chuyện dài này để tìm ra phần mở đầu, phần giữa và phần kết, thì đỉnh cao của chuyện là việc dòng họ Hâykê sơ tán khỏi kinh đô, trong những chương kết thúc của Cuốn 7.

Hình thức của Truyện kể Hâykê có thể được mô tả theo một cách khác. Về mặt cấu trúc, nó có một sự giống nhau nhất định với lịch sử của các triều đại Trung Hoa, trong đó lý giải liên tục về các triều đại mà nó đề cập, được bô rúng bằng những chương phụ mà người ta dễ nhận thấy nhất qua tiểu sử của các chính khách nổi tiếng. Sự khác nhau cơ bản là cả hai phương pháp đều quyện vào nhau trong Truyện kể Hâykê. Nằm trong các sự kiện của câu chuyện dài này là các chuyện kể về cuộc đời của các nhân vật nổi tiếng, hay những sự kiện trong cuộc đời của họ, thường là về những phần buồn thảm hay bi kịch trong cuộc đời của họ.

Kể từ đời Minh Trị, khi người  Nhật bắt đầu viết về lịch sử văn học của họ, có một xu hướng khá mạnh muốn nhấn mạnh những phẩm chất mang tính “anh hùng ca” của Truyện kể Hâykê. Ở một mức độ, những lời khẳng định đó đã có một cách nhìn thụ động, nếu không nói là giả tạo, về những phẩm chất này. Bởi vì mỗi nền văn học đều có những bản anh hùng ca của nó. Văn học Nhật bản cũng vậy, cũng cần có một hay nhiều bản anh hùng ca. Cho nên dù vào thế kỷ thứ 7, thứ 8, thơ ca có nở rộ phát triển, nhưng cũng không thể tìm trong những bài này có cái gì gần gũi với bản anh hùng ca. Bởi vậy, phải tìm ở những thế kỷ sau mới thấy những bảnh hùng ca. Còn có thể tìm ở đâu hơn là trong một loạt các sự kiện chiến tranh trong toàn bộ lịch sử của Nhật bản?

Người ta không phủ nhận rằng câu chuyện về triều đại Hâykê có tính biên niên sử (theo cách gọi của lịch sử học Trung Hoa gọi là “Biên niên sử cơ bản”) không có tầm cỡ của nó trong hầu hết văn học Nhật bản. Những trận chiến đấu có ở mọi nơi, tiếng vang của nó lớn hơn là bản thân tầm cỡ của những cuộc chiến đó, bởi vì quân số của các lực lượng đối địch mà người ta xác định được đôi khi không dễ dàng được chấp nhận. Vì mục đích lớn hơn trong bất cứ sự kiện nào, những đám mây chết chóc được tụ họp lại từ một thảm bại pha chút khôi hài của trận chiến sông Fugi, từ đó người cháu nội của Kiyômôri xuất hiện như là một trong những viên chỉ huy ngớ ngẩn trong lịch sử quân sự, cho mãi đến những cảnh khủng khiếp cuối cùng của trận Đan-nô-u-ra.

Thế nhưng, chính những giai thoại ngoài lề, có ít tính anh hùng ca hơn, đáng buồn thay lại mang tính trưcx tình, thì lại được người ta nhớ dai nhất. Một mớ những giai thoại như vậy tập trung quanh việc dùng họ Hâykê rời bỏ kinh thành: như chuyện ấu chúa, con trai của Hoàng hậu Kênrâymôn-In rời khỏi thành lại bị quan phò tá Fugiwara bỏ quên; Kôrêmôri, nhà chỉ huy ngớ ngẩn ở trận sông Fugi, chào tạm biệt vợ con; Munêmôri, trong những chương đầu, một người không hoàn toàn tử tế lại phóng thích một số chư hầu thần phục mình và gia đình họ, và đưa họ về quê ở các tỉnh miền đôngl Tađanôri tự đưa mình vào cõi chết và hy vọng rằng một vài bài thơ của mình sẽ cứu sống mình (và điều đó chứng minh rằng, có lẽ, đối với những chiến binh thì cái trữ tình cũng quan trọng như chất anh hùng ca vậy); Chưnêmaxa để lại cây sáo được giải cho sư thầu chùa Ninnai, hy vọng rằng, vào một ngày hạnh phúc hơn, sẽ đến nhận lại; và Xađayôsi, một môn hạ của nhà Hâykê, đã đào mồ lấy xương cốt của chủ mình, sợ rằng dòng họ Ghêngi sẽ làm ô uế.

Những câu chuyện tương tự của những kẻ chiến bại đã tô đậm cốt truyện dễ nhớ đến nỗi đã trở thành một phần dân ca Nhật Bản. Những chuyện này nhiều đến nỗi người ta có cảm giác rằng, cách chắc chắn nhất để người Nhật ngưỡng mộ và quý mến lại phải bị đại bại. Nhưng có lẽ dễ nhớ nhất vẫn là những câu chuyện về những người đàn bà sầu não: Ghiô và địch thủ đáng yêu của bà là Hôtôkê, Kôgô và Yôkêbuê và Tômôe v.v.., tất cả đều đã than khóc nỉ non và trót lầm lỡ yêu những người đàn ông có nhiều tham vọng.

“Trữ tình” là một trong những từ ngữ khó nắm bắt nhất trong lịch sử văn học và phê bình văn học; nhưng ai cũng biết việc sử dụng khác nhau của trữ tình, có vẻ như sẽ nhấn mạnh được tính khúc chiết và việc truyền đạt cảm xúc. Thật lý tưởng nếu nó có thể nhấn mạnh cảm xúc trước việc thiếu tình tiết và nét đặc sắc; nhưng hầu hết đều công nhận rằng những bài dân ca là một thể loại trữ tình. Những giai thoại về những chiến binh bại trận và những người đàn bà sầu não trong Truyện kể Hâykê tự nó cũng cho thấy rất giống các bài dân ca. Dù những giai thoại này ngắn gọn, dù ít nhiều có thể mang những tình tiết rung động lòng người, nhưng nó vẫn không có dượcd dặc tính riêng mà mối quan tâm chính của người kể thường chỉ là truyền đạt cảm xúc và lòng thương hại. Những từ như “anh hùng ca” hoặc “mang tính anh hùng ca” không phải là bị bỏ quên trong khi tìm cách đánh giá chất văn học của tác phẩm Hâykê. Nếu coi đây là một thiên anh hùng ca thì lại không ổn. Mà cái hay nhất của tác phẩm thì lại không tách rời khỏi truyền thống trữ tình, nét đặc trưng của toàn bộ nền văn học Nhật Bản.

Edward Seidensticker.

6 thoughts on “Truyện kể Hâykê – Lời nói đầu

  1. Bạn ơi, project này bạn drop rồi à?
    Mình muốn giúp bạn một tay có được không? Có gì bọn mình trao đổi qua email nhé.

    • cảm ơn bạn, đợt này m bận nên tạm dừng type tr này, thật ra làm để lưu trữ nên ko có plan gì cả lúc rảnh m làm thôi

      • Mình cũng thấy là bạn cần một người nghiêm túc để type truyện này. Mình thực sự rất hứng thú với truyện này, rất mong được bạn chia sẻ 🙂
        Xin hứa là không chạy mất tăm đâu dù mình cũng hơi lazy nhưng nếu bạn đồng ý thì mình sẽ type tử tế.

      • bạn có dùng facebook không cho m đi có gì vào đó m bàn chi tiết nhé

  2. Chào bạn,
    Mình đã pm fb của bạn là vẫn chưa thấy hồi âm?
    Có phải là facebook đi kèm với blog này (Jicama) là fb chính thức của bạn không vậy?

    • m vừa add friend bạn rồi, tại laptop của m bị hỏng đang đi bảo hành nên cuối tuần ko onl đc ^_^

Leave a comment