Truyện kể Hâykê – Cuốn I – Chương IV + V

CHƯƠNG IV

Những cậu bé tóc cắt chấm vai

Thế là vào ngày 11 tháng 11, năm Nin-an thứ 3 (1168), lãnh chúa Kiyômôri bước vào tuổi 51. Lúc này ông lâm bệnh nặng; để cầu Phật cho mình sống lâu hơn, ông đi tu và lấy pháp danh là Giôkai (Tịnh Hải). Nhờ thế mà sức khỏe ông hồi phục ngay và sống nốt được quãng đời còn lại. Đối với mọi người, ông thể hiện quyền lực tối thượng như thể trận cuồng phong bắt mọi cỏ cây phải rạp mình run sợ. Thuộc hạ coi ông như thánh sống. Continue reading

Truyện kể Hâykê – Cuốn I – Chương III

CHƯƠNG III
Cá rô biển

Con cái của Tađamôri đều được phong chức Phó Tổng binh của triều đình. Mỗi khi có vinh dự vào cung vua, họ đều được đám quý tộc săn đón làm thân. Một lần, Tađamôri từ tỉnh Bizên về kinh đô, Thượng Hoàng Tôba hỏi ông: “Bãi biển Akasi thế nào?” Continue reading

Truyện kể Hâykê – Cuốn 1 – Chương II

CHƯƠNG II

Âm mưu ám sát trong triều

Khi Tađamôri làm tuần phủ tỉnh Bizên, để kiếm cách làm quen với Thượng hoàng Tôba (1), ông đã xây ngôi chùa Tôkưgiôgiu. Tại chùa này, ông xây điện chính dài 33 kên (2), trong đó đặt 1001 pho tượng Phật. Lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 13 tháng 3 nguyên niên thời Tênsô (1131). Để thưởng công cho lòng mộ đạo này, lúc đầu Thượng hoàng định ban cho ông thêm một quận nữa, nhưng sau vì chức tuần phủ tỉnh Tagima còn khuyết, ông được bổ vào chức ấy. Ngoài ra, Thượng hoàng còn thi ân cho ông được vào tuần kiến (3). Lúc đó, Tađamôri 36 tuổi và đây là dịp đầu tiên được vào cung vua. Các quan lại quý tộc khác ghen tỵ với ông và họ âm mưu ám hại ông vào đêm cuối cùng của tiệc Bạch y vũ (4) mừng vụ gặt, tổ chức ở cung vua, nhằm vào ngày 23 tháng Chạp năm ấy.

Khi Tađamôri biết được âm mưu này, ông phòng bị cẩn thận và nói rằng: “Ta không phải là phường văn quan, mà sinh ra từ một dòng dõi võ quan. Thật là hổ thẹn cho dòng máu tổ tiên nếu như ta sa vào tay chúng và chết nhục nhã như thế. Ngạn ngữ có câu rằng, kẻ nào càng sống được lâu thì càng phò tá cho thiên tử được nhiều”.

Khi vào cung vua, Tađamôri nhét vào trong áo lễ phục một thanh đoản kiếm cố tình để lộ cho người ta thấy. Có một lúc giả như lơ đễnh, ông rút thanh kiếm ra đưa lên ngang đầu và dưới ánh lửa, sắc kiếm sáng loáng, tương phản với màu tóc đen nhánh. Mọi ánh mặt ngầm dõi theo hành động ấy.

Continue reading

Truyện kể Hâykê – Cuốn 1 – Chương I

CUỐN MỘT


“Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề… đã làm chứng cho một chân lý”

(trích Cuốn 1, chương 1, trang 45)

CHƯƠNG I
Đền Ghiôn

Chuông Đền Ghiôn (1) rung lên ngân trong trái tim của mỗi người luôn nhắc ta rằng cuộc đời tất cả chỉ là phù du (2). Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề (3) đặt bên chiếc giường nơi đức Phật nhập Niết bàn đã làm nhân chứng cho một chân lý: đời có thịnh, ắt có suy. Quả vậy, niềm kiêu hãnh cũng có ngày tàn, bởi vì nó chỉ thoảng qua như giấc mộng đêm xuân. Người dũng cảm, kẻ kiêu hùng, rồi cuối cùng cũng về với cát bụi.

Xem lại các triều đại Trung Quốc ngày xưa, chúng ta thấy các nhân vật như Triệu Cao (4) đời Tần, Vương Mãng (5) đời Hán, Chi Nghị (6) đời Lương và An Lộc Sơn (7) đời Đường. Những người này đều sớm tiêu tan sự nghiệp vì đã sa vào lưới ăn chơi sa đọa và không đi theo bước chân của các bậc tiền bối. Họ đã xao nhãng những lễ nghi truyền thống và phép trị nước bằng luân lý đạo đức, không đếm xỉa gì đến tình trạng bất yên ngày càng tăng trong nước cũng như những mối lo âu của dân chúng.

Trở lại nước ta, chúng ta thấy có Maxakađô (8) đời Sôhây, Xumitômô (9) đời Tênghiô, Yôsichika (10) đời Kôoa, và Nôbuyôri (11) đời Hâygi. Tất cả bọn họ mỗi người mỗi kiểu đều kiêu hùng, dũng cảm. Nhưng trên tất cả những người này, gần đây là lãnh chúa Kiyômôri của dòng họ Taira, được gọi là Nhập đạo của Rôcưhara, là tể tướng và là cận thần của Hoàng đế, thật không có bút nào tả xiết được thói kiêu ngạo vô tiền khoáng hậu của ông.

Về lai lịch gốc gác, ông là người thừa kế tước vị quan cận thần của Hoàng đế, nguyên soái đại lãnh chúa Tađamôri, là cháu nội của Maxamôri, tuần phủ tỉnh Xanưki. Còn Maxamôri là dòng dõi 9 đời của ông hoàng mang dòng máu Kazưrahara, giữ chức quan thị thần lo việc lễ nghi và đứng hàng thứ 5 trong số những người kế ngôi Hoàng đế Kammu. Con trai của ông hoàng Kazưrahara, hoàng thân Takami, sống ở xa triều đình và khi chết không có một chức tước nào. Bởi vậy con trai của Takami là ông hoàng Takamachi chấp nhận làm dân thường. Ông được đặt lại lại họ của mình là Taira và được cử làm quan cai trị vùng Kazưxa. Con trai của ông là Yôsimôchi đã làm tổng binh ở nhiều tỉnh, từ đó cũng đổi tên là Kưnika, và sáu đời tiếp theo, từ Kưnika đến Maxamôri, tất cả đều làm tuần phủ. Tên tuổi của họ không nằm trog danh sách những người được vào chầu cung vua.

Chú thích

1. Đền Ghiôn là tu viện Giêtavana, do một người giàu có tên Anathapindaka xây dựng ở Xravaxti, Ấn Độ, để tưởng nhớ Phật Thích Ca.

2. Đoạn cuối trích từ một đoạn kinh Phật, là câu thơ tứ tuyệt:

Kiếp người tất cả chỉ phù du bèo bọt

Thuyết luân hồi quy luật hóa sinh

Khỏi kiếp luân hồi ai siêu thoát

Hạnh phúc phiêu diêu cõi Niết Bàn

Theo cuốn sách Phật Ghiôn Zukyô, có một gian nhà gọi là Vô thường, dành cho các nhà sư ốm yếu bệnh tật ở. Bốn góc phòng treo bốn cái chuông và khi có nhà sư nào sắp tịch thì bốn cái chuông lại rung vang lên bốn câu thơ trên. Có nghĩa là lúc đó, những nhà sư sắp chết có thể sẽ quên hết những nỗi đau khổ của trần thế để đi vào cõi Niết Bàn.

3. Kinh Niết bàn đã mô tả chi tiết chảnh đức Phật nhập Niết bàn: Giường của Phật làm bằng bảy loại đá quý, mỗi góc đặt hai cây bồ đề. Tán của tám cây đều rủ vào giữa giường và khi Phật nhập Niết bàn thì lá cây chuyển sang màu trắng.

4. Một viên hoạn quan thần thế phò tá hai đời hoàng đế thứ nhất và thứ hai nhà Tần (221-207 Trước công nguyên), sau đó truất ngôi của hoàng đế đời thứ hai, gây ra cảnh hỗn loạn trong nước. Triệu Cao lại bị đời hoàng đế thứ ba nhà Tần giết chết.

5. Giết vua Lưu Bang nhà Hán để cướp ngôi vào năm 8 sau Công nguyên và lập nên triều đạo nhà Tần (*)

6. Một cận thần có thế lực đời Vũ đế, triều Lương (316-436 sau Công nguyên).

7. Khởi nghĩa chống vua Huyền Tông, đời Đường (618-907 sau Công nguyên).

8. Nổi dậy ở Đông Nhật Bản năm 935 và tàn sát giới quý tộc, quan lại ở kinh đô.

9. Xấp xỉ cùng thời gian với Maxakađô, Xumitômô khởi nghĩa ở bờ biến phía Tây Nhật Bản

10. Ngường con thứ hai của Yôsiyê, dòng Minamôtô, có ảnh hưởng lớn ở Kyusyu. Vì không phục tùng chính quyền trung ương, bị đày đi Ôki. Nhưng đã trốn thoát và nổi loạn ở tỉnh Izumô. Bị Maxamôri đòng Taira đánh bại năm 1105.

11. Xúi giục dòng họ Hâygi khởi nghĩa năm 1159.

12. Nhập đạo là tên gọi người cư sĩ đạo Phật.

13. Một vùng nằm ở phía đông nam Kyôtô, nơi dòng họ Hâykê đặt các cung điện chỉ huy của mình.

14. Hoàng đế thứ 50, Kammu (781-806) lập đô ở Kyôtô năm 794. Kinh đô mới này xây theo kiểu kinh đô Tràng An của nhà Đường ở Trung Hoa. Từ thời đó đến thời Minh Trị duy tân năm 1868, Kyôtô là nơi ở của các hoàng đế Nhật.

(*) Chú thích của người dịch bản tiếng Việt: Chỗ này có lẽ người dịch bản tiếng Anh chú thích sai.

Truyện kể Hâykê – Lời tựa của người dịch

LỜI TỰA CỦA NGƯỜI DỊCH

(từ bản tiếng Nhật sang tiếng Anh)

Truyện kể Hâykê là một trong những tác phẩm văn xuôi cổ điển lớn nhất của văn học Nhật Bản và được coi là lớn thứ hai, chỉ đứng sau Truyện kể Ghêngi. Tuy nhiên đặc điểm của hai cuốn này hoàn toàn khác nhau. Truyện kể Ghêngi là một cuốn tiểu thuyết được viết ra vào đầu thế kỷ 11, tác giả là một nữ quan triều đình, bà Muraxaki Sikibu (978-1016), trên cơ sở những điều đã trải qua trong triều Hayan (791-1185), bà đã sáng tác một tác phẩm hư cấu trữ tình. Truyện kể Hâykê thì ngược lại, là một bản hùng ca của thế kỷ 13, dựa trên những sự kiện lịch sử có thật. Đây là một tác phẩn do nam giới soạn ra và được các nhà sư mù kể lại trong khi hát rong và đệm bằng những điệu nhạc của cây đàn tì bà (1). Các nhà sư mù chơi đàn tì bà đã đi lang thang khắp các nẻo đường đất nước kể lại chuyện này ở mọi nơi, trong phố xá, nơi chùa chiền, đền thờ miếu mạo, hoặc bất cứ nơi nào có khán giả. Truyện kể Hâykê là một tác phẩm truyền miệng được đánh giá thông qua chất lượng âm nhạc, tác động có tính chất kịch, và những lời giáo huấn của đức Phật. Truyền thống văn truyền miệng này được tiếp nối cho tới cuối thời kỳ Êđô (1600-1868) và nó tự biến mất trước dòng thác của nền văn minh hiện đại. Continue reading

Truyện kể Hâykê – Lời nói đầu

Vài lời của người đánh máy:

Truyện kể Hâykê là một tác phẩm quan trọng của nền văn học cổ Nhật Bản. Bản in mình có trong tay được xuất bản từ năm 1989 và chưa bao giờ được tái bản tại VN. Mình quyết định đánh máy truyện này hoàn toàn không có mục đích gì đặc biệt, chỉ là muốn chia sẻ cùng những người muốn mà chưa được đọc tác phẩm này thôi.

Truyện bắt đầu được đánh máy từ tháng 10/2008 nhưng tiến độ rất chậm, từng được up trên 3 trang acc.net, vnsharing.net, vnthuquan.com, nhưng acc.net hiện nay đã chết, vnsharing m ko biết chuyện gì đã xảy ra nhưng ko tìm thấy topic nữa còn vnthuquan hiện đã bị chặn ở VN. Đặt đâu cũng chẳng an toàn nữa đành đem về blog này vậy =_=

Tốc độ post truyện khá chậm và nhiều khi m quên ko post, nhưng mà từ 2008 đến giờ m vẫn đang tiếp tục type nên có thể yên tâm chậm nhưng mà không drop. Bạn nào thực sự có ý muốn giúp đỡ m thì add ym của mình lại: lazy_catmoon – chỉ add nếu bạn thật sự muốn làm nhé, đợt trước m tìm người giúp thấy 4,5 người nhận file ảnh rồi mất tích luôn nản lắm =_=

—- Continue reading